Chào mừng bạn đến với website nhà thuốc Minh Châu 6, Website đang hoàn thiện,mong Quý khách Góp Ý để chúng tôi phục vụ tốt hơn.

Hotline:0902 586 578

Liên hệ với chúng tôi

Bệnh ngoài da là gì? Một vài bệnh ngoài da thường gặp, nguyên nhân và cách điều trị

Các bệnh ngoài da thường gặp, nguyên nhân và chữa trị bệnh ngoài da


Bệnh ngoài da là loại bệnh rất phổ biến ở bất kỳ lứa tuổi nào. Tuy bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến bề mặt da gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh gây mất tự tin trong giao tiếp và khó khăn trong việc sinh hoạt hằng ngày.

Vậy bệnh ngoài da là gì, những bệnh nào phổ biến nhất hiện nay và cách điều trị tại nhà như thế nào thì mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây nhé!

 

Mục Lục

I. Bệnh ngoài da là gì?
II. Bệnh ngoài da thường gặp, nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị tại nhà hiệu quả
1. Viêm da cơ địa
2. Bệnh vảy nến
3. Bệnh viêm da tiếp xúc
4. Rôm sảy
5. Viêm nang lông
6. Bệnh bạch biến
7. Nổi mề đay
III. Những cách phòng tránh các bệnh ngoài da hiệu quả
Giữ vệ sinh cá nhân, môi trường sống sạch sẽ
Hạn chế sử dụng mỹ phẩm
Không dùng chung đồ đạc cá nhân
Chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng
Chọn quần áo phù hợp
Bổ sung nước thường xuyên
Tập thể dục đều đặn


I. Bệnh ngoài da là gì?

Như chúng ta đã biết bệnh ngoài da hay còn gọi là bệnh da liễu, đây là những bệnh gây ra do môi trường sống bị ô nhiễm và chế độ ăn uống không hợp lý làm ảnh hưởng trực tiếp đến bề mặt da của người bệnh.

 

 

Biểu hiện thường gặp của bệnh ngoài da đó là da bị nhiễm khuẩn, mẩn đỏ, nổi ngứa, dị ứng … khiến người bệnh ngứa ngáy, đau rát rất khó chịu. Vì bệnh có những biểu hiện ngay trên làn da nên gây rất nhiều bất tiện cho người bệnh trong cuộc sống hằng ngày.

Bệnh ngoài da có rất nhiều loại khác nhau, có những bệnh kéo dài rất lâu và cũng có những bệnh chỉ là tạm thời, xuất hiện trong vài ngày là khỏi. Tùy vào từng bệnh mà mức độ nặng nhẹ là khác nhau. Một số bệnh gặp nhiều ở trẻ em, nhưng cũng có những bệnh chỉ thường xuất hiện ở người lớn tuổi.

Một số nguyên nhân chính gây ra các bệnh về da đó là do điều kiện môi trường sống kém, nguồn nước sinh hoạt hằng ngày không sạch, dùng phải mỹ phẩm giả không đạt tiêu chuẩn, …

 

II. Một số bệnh ngoài da thường gặp, nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị tại nhà bệnh ngoài da hiệu quả

Xã hội ngày càng phát triển kéo theo tình trạng ô nhiễm môi trường nặng hơn làm cho số người mắc các bệnh về da ngày càng nhiều thêm. Vì vậy chúng ta cần hiểu rõ những nguyên nhân của bệnh là gì để khắc phục hiệu quả nhất.

Dưới đây là những bệnh ngoài da phổ biến nhất hiện nay, nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị tại nhà hiệu quả nhất được nhiều người áp dụng và thành công.

 

1. Bệnh viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa hay còn gọi là chàm hay eczema, đây là một bệnh da liễu thường gặp nhất ở cả người lớn và trẻ em. Viêm da cơ địa không lây, không gây hậu quả nghiêm trọng nhưng nếu người bệnh gãi nhiều dẫn đến lở loét thì có thể gây nhiễm trùng da.

 

Bệnh thường xuất hiện vào những mùa có thời tiết nắng nóng kéo dài khiến độ ẩm và nhiệt độ của cơ thể không ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm da cơ địa xuất hiện.  Bệnh này thường phát triển theo từng đợt và ảnh hưởng đến tất cả các vùng da trên cơ thể tùy vào mức độ nặng nhẹ của mỗi người.

Bệnh viêm da cơ địa được chia thành 2 loại đó là:

- Viêm da cấp tính: Đây là tình trạng nhẹ của bệnh, thường xuất hiện những đám da đỏ, sần sùi, mụn nước tiết dịch, không có vẩy da. Trên bề mặt da tiết dịch và phù nề,  lúc này người bệnh thường rất ngứa, đau rát, nhất là về đêm.

- Viêm da mạn tính: Là hậu quả của việc bệnh nhân bị viêm da cấp tính ngứa và gãi nhiều. Giai đoạn này người bệnh thường rất đau rát và khó chịu. Bệnh thường hay gặp ở các nếp gấp lớn, lòng bàn tay, bàn chân, các ngón, cổ, gáy, cổ tay, cẳng chân.

Nguyên nhân bệnh viêm da cơ địa

Có hai nguyên nhân chính gây ra bệnh này đó là do di truyền từ cha mẹ hoặc do môi trường làm việc ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với khói bụi và hóa chất. Ngoài ra, sức để kháng kém cũng là nguyên nhân làm cho cơ thể dễ bị các loại vi khuẩn tấn công dẫn đến viêm da cơ địa.

Đối với trẻ em khi bị dị ứng  thực phẩm cũng  có thể gây viêm da cơ địa. Người bệnh viêm da cơ địa thường kèm theo hen suyễn hoặc dị ứng phấn hoa.

Dấu hiệu bệnh viêm da cơ địa

Các dấu hiệu thường gặp ở bệnh viêm da cơ địa đó là:

- Da dày lên, đỏ và khô
- Da sần sùi, ngứa,
- Chảy dịch và bong vảy
- Xuất hiện nhiều vết sưng rất khó gãi

Cách điều trị bệnh viêm da cơ địa

Hiện nay các phương pháp điều trị tại nhà hoặc các cách chữa trị bằng dân gian luôn được người bệnh đánh giá cao. Dưới đây là những cách điều trị bệnh viêm da cơ địa tại nhà hiệu quả nhất.

- Không nên gãi ở những chổ bị ngứa vì sẽ làm tổn thương da làm tình trạng của bệnh sẽ nặng thêm. Tốt nhất nên cắt móng tay để hạn chế làm tổn thương vùng da bị bệnh.
- Người bệnh nên vệ sinh sạch sẽ hằng ngày bằng cách tắm nước ấm hoặc có thể cho thêm một chút bột yến mạch hoặc baking soda vào trong bồn tắm sẽ làm làn da dịu nhẹ hơn, đỡ khó chịu hơn đấy nhé.
- Để chữa trị bệnh này bạn cũng cần quan tâm đến loại xà phòng mà bạn đang sử dụng,  nên dùng những loại xà phòng dịu nhẹ, hạn chế chất tẩy tránh làm da bị dị ứng.
- Để giảm tình trạng đỏ và ngứa da, người bệnh nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, B, C, đồ lên men,  nước  và các loại ngũ cốc để giảm nhẹ triệu chứng viêm da cơ địa.
- Nên mặc áo quần rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt để giảm độ cọ xát giữa chất liệu vải và làn da của người bệnh.
- Giữ tinh thần luôn tích cực, tránh stress lo lắng và căng thẳng sẽ làm cho chứng bệnh nặng thêm.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể chữa bệnh viêm da cơ địa bằng phương pháp dân gian như chữa bằng là trầu không, lá lốt, lá khế, …

 

2. Bệnh vảy nến

Vẩy nến là bệnh về da mãn tính thường xuất hiện và sau đó tự hết. Bệnh khiến cho da bị tổn thương, ngứa ngáy và dẫn đến nhiễm trùng.

 

Bệnh này chiếm 10% trong tổng số các bệnh về da hay gặp, bệnh xuất hiện nhiều nhất trong độ tuổi 15 – 30 tuổi và tỉ lệ nam giới mắc bệnh vảy nến nhiều hơn nữ giới.

Vảy nến là một bệnh tuy không  nguy hiểm nhưng nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị các biến chứng sau: Đỏ da toàn thân, vảy nến mủ, viêm khớp, nhiễm trùng da...

Vảy nến thường xuất hiện nhiều ở da đầu,  mặt, cùi chỏ, bàn tay, đầu gối, bàn chân, ngực, phần lưng dưới, ..  Móng tay và móng chân là những nơi thường bị tổn thương

Nguyên nhân của bệnh vẩy nến

Một số nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến đó là:

- Do yếu tố di truyền
- Sử dụng quá nhiều thuốc tây
- Do ảnh hưởng từ các bệnh khác như bệnh amidan, viêm họng, …
- Do tâm lý căng thẳng mệt mỏi
- Do thời tiết quá nóng nực, hanh khô

 

Dấu hiệu của bệnh vẩy nến

Tùy thuộc vào mức độ hay cơ địa của từng người mà dấu hiệu của bệnh là khác nhau, tuy nhiên một số triệu chứng thường gặp nhất đó là:

- Vùng da bị ngứa, lở loét, đỏ da
- Da rất khô, có nhiều vết nứt, dẫn đến chảy máu
- Xuất hiện vùng da có màu óng ánh bạc với rìa xung quanh màu đỏ

Cách chữa trị của bệnh vẩy nến

Bệnh vảy nến hiện nay vẫn chưa có loại thuốc nào chữa khỏi hoàn toàn, chỉ có làm giảm các triệu bệnh mà thôi. Sau đây là một vài cách điều trị bệnh tại nhà mà người bệnh có thể tham khảo ngay sau đây:

- Chữa bằng cây lô hội

Lô hội hay còn gọi là nha đam là một loại cây phổ biến trong việc làm đẹp của các chị em phụ nữ.  Trong thành phần của cây lô hội có chữa rất nhiều dưỡng chất và các vitamin rất cần thiết cho cơ thể và làm đẹp cho da.

Ngoài ra, lô hội còn có khả năng làm giảm các triệu chứng của bệnh vảy nến như sưng đỏ, xóa vảy trắng  rất hiệu quả giúp làn da trở nên dễ chịu, mịn màng hơn.

Cách thức hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần rửa sạch lá lô hội, cắt lấy lượng gel bên trong và bôi lên vùng da bị vảy nến.  Chờ trong một khoảng thời gian để gel thấm sâu vào da rồi rửa sạch lại với nước là được.

- Chữa bệnh vảy nến bằng cây muồng lác

Muồng lác là loại cây có vị đắng, có tác dụng giải nhiệt,  thanh lọc cơ thể và có khả năng sát trùng, kháng viêm ngăn chặn những bệnh ngoài da rất hiệu quả trong đó có vảy nến.

Cách dùng như sau: Bạn rửa sạch lá cây muồng lác, đem đi xay thật nhuyễn rồi dùng tăm bông bôi lên vùng da bị bệnh hoặc pha loãng với nước  để tắm.

Ngoài những cách trên, bạn có thể dùng các loại thuốc đặc trị bệnh vảy nến theo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

 

3. Bệnh viêm da tiếp xúc

Là căn bệnh thường gặp nhất đối với những người có làn da nhạy cảm. Khi da tiếp xúc với mỹ phẩm, các hóa chất, thuốc trừ sâu thì vùng da tiếp xúc với những chất đó sẽ bị dị ứng dẫn đến sưng đỏ, nổi mụn hoặc phát ban.

 

bệnh viêm da tiếp xúc

Những người làm việc trong môi trường thường tiếp xúc với nhiều hóa chất như thợ làm tóc, thợ cơ khí, người làm vườn  hay những đầu bếp,… có nguy cơ mắc căn bệnh này rất cao.

Hiện nay có hai loại viêm da tiếp xúc thường gặp đó là:

Viêm da tiếp xúc kích ứng: Là loại viêm da thường xảy ra khi da bạn chạm vào hóa chất hoặc trải qua quá trình ma sát.
Viêm da tiếp xúc dị ứng: Là phản ứng của hệ thống miễn dịch khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Loại viêm da này ít khi phổ biến.

Nguyên nhân của Bệnh viêm da tiếp xúc

Nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này là do môi trường sinh sống và làm việc tiếp xúc với nhiều chất độc hại hoặc những chất  mà cơ thể bạn dị ứng. Tùy thuốc vào từng loại mà nguyên nhân gây ra bệnh sẽ khác nhau, cụ thể như sau:

Đối với viêm da tiếp xúc kích ứng, nguyên nhân gây ra bệnh là do tiếp xúc nhiều với các chất sau: dầu gội, thuốc trừ sâu, hóa chất, dung môi, chất tẩy trắng, bụi bẩn, mùn cưa, …

Còn nguyên nhân gây ra viêm da tiếp xúc dị ứng là do các hóa chất có trong nước hoa, mỹ phẩm, sữa tắm, trong các chất bảo quản, chất khử trùng, do uống quá nhiều thuốc kháng sinh , đồ trang sức, …

Dấu hiệu Bệnh viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc  xảy ra ngay bộ phận tiếp xúc với các hóa chất. Các triệu chứng gây ra bệnh có thể  thuyên giảm sớm hoặc cũng có thể kéo dài từ 2 đến 4 tuần tùy vào mức độ nặng nhẹ..

Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm da tiếp xúc đó là: ngứa, da bị khô, nứt nẻ và bong vảy, phát ban trên da, …

Cách điều trị viêm da tiếp xúc tại nhà

Để điều trị viêm da tiếp xúc việc làm quan trọng nhất mà chúng ta không thể bỏ qua đó là tránh tiếp xúc.  Hạn chế tiếp xúc tối đa đến những hóa chất làm bạn dị ứng. Nếu công việc của bạn bắt buộc phải thường xuyên tiếp xúc thì bạn nên xin nghỉ hoặc chuyển qua bộ phận khác một thời gian để bệnh khỏi hẳn.

- Để ngăn ngừa các cơn ngứa và bệnh lan rộng ra, bạn cần giữ vệ sinh sạch sẽ cơ thể, đặc biệt là những khu vực bị dị ứng.
- Dùng xà phòng hoặc chất tẩy rửa nhẹ để làm sạch da. Tránh kích thích da gây ra bởi chất khử mùi hoặc hương liệu trong xà phòng.
- Nếu cảm thấy khu vực bị dị ứng khó chịu, quá đau rát thì nên chườm lạnh khoảng 30 phút, 1 ngày 3 lần tình trạng sẽ đỡ hơn.
- Nên tắm bằng bột yến mạch hoặc đắp bột yến mạch để giảm chảy mủ, mẩn ngứa có thể được dùng khi cần.
- Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt hợp lý.
- Sau khi tập thể dục, nếu cơ thể ra mồ hôi quá nhiều cần tắm rửa và làm mát da nhanh chóng để tránh nhiễm trùng những khu vự tiếp xúc.
- Tránh gãi hay làm trầy xước khu vực bị bệnh để hạn chế các vấn đề nhiễm trùng.  Sử dụng các loại sát khuẩn tự nhiên như nước chanh hoặc giấm để chống lại tác nhân gây viêm da.
Nếu sau khi thực hiện đầy đủ những cách trên mà bệnh tình vẫn không thuyên giảm hoặc xuất hiện các triệu chứng như thở khò khè, nôn mửa hoặc tiêu chảy thì cần đưa người bệnh đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị.

 

4. Rôm sảy

Rôm sảy là một trong những bệnh rất thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vào thời tiết nóng. Bệnh cũng có thể xuất hiện ở người lớn những tỉ lệ ít hơn.

rôm xảy

Rôm sảy thường xảy ra nhiều nhất vào mùa hè, mùa nắng nóng vì thời tiết quá nóng sẽ làm cho mồ hôi ra quá nhiều dẫn đến tắc nghẽn tuyến mồ hôi. , khiến mồ hôi không thoát ra được, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và bụi bẩn phát triển gây tình trạng viêm, nổi mụn đỏ.

Bệnh này xuất hiện nhiều ở các vùng da bài tiết nhiều mồ hôi như ngực, lưng, trán..., Rôm sảy thường nổi thành đám, mảng lớn.

Rôm sảy được chia thành 3 loại:

Rôm sảy tinh: Là loại rôm sảy nhẹ nhất, loại này không biểu hiện viêm, ngứa hay đau. Chúng có thể tự biến mất sau vài ngày mà không cần điều trị, nhưng sau đó có thể tái phát khi thời tiết nóng bức.

Rôm sảy đỏ: Là loại sảy vào sâu trong da với biểu hiện là những sần đỏ, gây cảm giác đau và ngứa .

Rôm sảy sâu: Là loại rôm sảy có mức độ nặng nhất, tổn thương ở lớp sâu nhất của da do tuyến mồ hôi bị tổn thương nặng. Đây là loại ít gặp nhất trong các dạng rôm sảy.

Nguyên nhân bị rôm sảy

Rôm sảy thường có rất nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân chủ yếu là do tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn làm cho mồ hôi không thể thoát ra ngoài được gây nên hiện tượng rôm sảy.

Đối với trẻ em, nguyên nhân của tình trạng rôm sảy là do chất liệu quần áo mà bé sử dụng. Làn da của bé thường rất nhạy cảm, khi mắc quần áo có chất liệu kém không thấm hút mồ hôi được sẽ tạo điều kiện cho rôm sảy xuất hiện.

Việc “nóng trong người” do sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài cũng là một trong những nguyên nhân gây rôm sảy.

Những người nằm giường quá lâu cũng là điều kiện thuận lợi cho rôm sảy ghé thăm

Dấu hiệu bệnh rôm sảy

Những dấu hiệu thường gặp của bệnh rôm sảy là :

- Da sẩn màu đỏ hồng, trên có mụn nước nhỏ hoặc mụn mủ trắng xen lẫn
- Người bệnh có cảm giác bứt rứt, khó chịu, ngứa

 

Cách chữa trị bệnh rôm sảy tại nhà

Dưới đây là những cách chữa trị bệnh rôm sảy tại nhà hiệu quả đã được rất nhiều người áp dụng và thành công.

- Sống trong môi trường mát mẻ, thoải mái, sạch sẽ với những mùa nắng nóng hạn chế ra đường đặc biệt là em bé.
- Không được gãi hoặc cào mạnh vào các nốt rôm để tránh làm xước da, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.
- Nên mặc quần áo rộng rãi thoáng mát, tránh mặc những đồ bó sát gây bức bí da. Không nên ủ trẻ quá kỹ hay mặc quá nhiều quần áo.
- Vệ sinh các bộ phận trên cơ thể sạch sẽ, nên sử dụng xà phòng kháng khuẩn hoặc nước rửa sát trùng để giúp giảm số lượng vi khuẩn trên da.
- Cần cho trẻ uống đủ nước và tăng cường các loại đồ uống, trái cây tươi giàu vitamin C để tăng sức đề kháng, chống lại các tác động xấu từ bên ngoài.
Để điều trị bệnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh hiệu quả, các mẹ nên cho con tắm những loại lá có tính mát, kháng viêm, sát trùng tốt như: 

Điều trị rôm sảy bằng lá khế

Lá khế là loại rá rất dễ tìm, tác dụng của lá khế ai cũng biết đó là chuyên dùng để chữa các bệnh ngứa như mề đay, mụn nhọt. Ngoài ra nấu nước lá khế để tắm cũng là phương pháp chữa rôm sảy rất hiệu quả.

Cách nấu nước lá khế để tắm khá đơn giản, bạn dùng một nắm lá khế và một ít muối cho vào nồi nước đun sôi  khoảng 5 phút cho lá khế ra hết chất rồi chắt nước đổ ra chậu, đợi nước nguội rồi tắm là xong.

Điều trị rôm sảy bằng Lá dâu tằm

Lá dâu tằm có tác dụng tản nhiệt nên trị rôm sảy và mẩn ngứa rất tốt. Bạn cần chuẩn bị 1 nắm lá dâu tằm rồi cho vào trong một nồi nước đun sôi lên, để nước chuyển thành nhiệt độ thích hợp rồi tắm.

Điều trị rôm sảy bằng lá chè xanh

Chè xanh là loại lá rất quen thuộc với chúng ta đúng không nào. Trong lá chè xanh có chứa hoạt chất epigallocatechin gallate (EGCG) có công dụng diệt khuẩn, kháng viêm rất tốt nên được rất nhiều người sử dụng để chữa rôm sảy rất hiệu quả.

Cách làm nước tắm trà xanh trị rôm sảy khá đơn giản. Bạn chọn lá chè tươi sau đó rửa sạch, vò nát và cho vào nước đun sôi. Sau khi nước sôi bạn bắc nồi ra và để cho nước nguội trong khoảng từ 30 độ C đến 38 độ C là có thể dùng để tắm.

Ngoài những loại lá trên bạn cũng có thể tắm bằng lá sài đất, lá khổ qua, tắm nước gừng …

Cần đưa người bệnh đến bệnh viện ngay kịp thời nếu trị nhiều ngày mà không thấy đỡ hoặc xuất hiện các tình trạng như : da sưng, nóng, đỏ, đau, có mủ chảy ra, sưng hạch vùng cổ, nách, bẹn, sốt, ớn lạnh... 

 

 

5. Bệnh viêm nang lông

Viêm nang lông là một trong những bệnh ngoài da thường gặp nhất, bệnh xuất hiện là lỗ chân lông bị tắc nghẽn nên vi khuẩn phát triển gây nên viêm nang lông.

bênh viêm nang lông

Bệnh có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào và thường xuất hiện nhiều ở các bộ phận như cánh tay, chân, lưng, mông và sau đó sẽ lan rộng ra các bộ phận khác của cơ thể.

Bệnh này không nguy hiểm, nhưng thường khiến người bệnh khó chịu, ngứa và không tự. Trong những trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể gây rụng lông và để lại sẹo.

Nguyên nhân của bệnh viêm nang lông

Những yếu tố gây ra bệnh viêm nang lông đó là:

- Do các vi rút, vi khuẩn xâm nhập
- Do ảnh hưởng từ các bệnh về da khác như viêm da và mụn trứng cá
- Do bôi thuốc kháng sinh quá nhiều
- Do triệt lông không an toàn dẫn đến nhiễm trùng lỗ chân lông
- Mặc áo quần quá nóng, không thấm mồ hôi

 

Dấu hiệu bệnh viêm nang lông

Những dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh viêm nang lông:

- Da nổi ban đỏ hoặc nhiễm trùng
- Cảm giác ngứa, đau rát

- Xuất hiện các đám mụn nhỏ có đầu đỏ và đầu trắng xung quanh các nang lông
- Mụn nước có nhiều mủ bị vỡ ra

Cách chữa trị bệnh viêm nang lông tại nhà

Ngày nay, phương pháp chữa bệnh taị nhà luôn được nhiều người quan tâm, chữa trị tại nhà đúng cách không những giúp bệnh nhanh chóng bình phục hơn, sạch sẽ hơn mà còn tiết kiệm được kinh tế của gia dình.

- Thiết lập chế độ sinh hoạt phù hợp, môi trường sống sạch sẽ dể các vi rút, vi khuẩn không có cơ hội xâm nhập.
- Giữ vệ sinh cơ thể, thường xuyên tắm rửa bằng xà phòng dịu nhẹ, đặc biệt là sau khi tập thể dục. Hạn chế sử dụng chung khăn tắm.
- Tránh tự ý nặn nhọt và cạo lông, nếu làm không dúng cách sẽ dẫn tới tình trạng viêm da.
- Tránh sử dụng các sản phẩm gây đổ dầu trên da. Dầu có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông cùng với vi khuẩn gây viêm nang lông.
- Các biện pháp dân gian trị bệnh viêm nang lông tại nhà: trị viêm nang lông bằng muối, trị viêm nang lông bằng dầu dừa.

 

6. Bệnh bạch biến

Bạch biến là căn bệnh xuất hiện do làn da bị mất sắc tố melanin nên vùng da đó chuyển sang màu trắng hoặc màu đốm nâu xen kẽ lẫn nhau.

bệnh bach biến

Bệnh thường xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể như là trên cổ, lưng, mặt, ... Đây là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, bệnh lành tính, không lây, nhưng rất ảnh hưởng đến người bệnh về mặt thẩm mỹ.

Nguyên nhân bệnh bạch biến

Hiện nay chưa có nhà khoa học nào nghiên cứu ra nguyên nhân chính xác của bệnh. Nhưng nhiều người cho rằng bệnh xuất hiện là do:

- Do gen di truyền
- Do các bệnh về thần kinh
- Do bị stress, chấn thương
- Do thường tiếp xúc với các hóa chất độc hại

Triệu chứng của bệnh bạch biến này rất dễ nhận biết đó là: những đốm trắng trên da, những khu vực mà da thường tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như: Bàn tay, bàn chân, mặt, môi, cánh tay, … và làn tóc trên da đầu, lông mi, lông mày hoặc râu chuyển màu trắng hoặc xám.

Cách chữa trị bệnh bạch biến 

- Thường xuyên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 15 hay cao hơn ở các vùng da bị bệnh bạch biến
- Chăm sóc da toàn thân khi đi ra ngoài, đội nón, mặc áo dài tay và quần dài
- Ngoài ra bạn có thể sử dụng phương pháp dân gian trị bạch biến bằng củ nghệ và dầu mù tạt. Đã có rất nhiều người mắc bệnh áp dụng theo cách này tại nhà và phát huy công dụng rất tốt trong việc giảm các mảng trắng trên da.

Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm phương thuốc này là:

250ml dầu mù tạt, bạn có thể tìm mua loại dầu này tại các siêu thị hoặc các cửa hàng phân phối mỹ phẩm uy tín trên toàn quốc
5 muỗng cà phê bột nghệ, đây là loại gia vị rất phổ biến hầu như gia đình nào cũng có
Sau khi chuẩn bị xong nguyên liệu, bạn chỉ cần trộn thật đều rồi bôi trực tiếp lên vùng da bị bạch biến, để giữ nguyên trong 20 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch.

 

7. Nổi mề đay

Mề đay là bệnh ngoài da gây ngứa ngáy rất khó chịu cho người bệnh. Từ một nốt mẩn ngứa nhỏ bệnh có thể lan rộng ra các khu vực khác rất nhanh chóng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sinh hoạt, học tập và làm việc của người bệnh.

bệnh nổi mề đay

Nguyên nhân bị nổi mề đay

Tìm hiểu đúng nguyên nhân gây bệnh giúp bạn có thể tìm cách chữa trị hiệu quả hơn. Bệnh này thường xảy ra do các nguyên nhân sau:

- Do dị ứng thức ăn: Một số người nổi mề đay do dị ứng với một số thực phẩm như đậu phông, trứng, sữa, ... 
- Do dị ứng thuốc: Các loại thuốc như aspirin, thuốc kháng sinh, … cũng dị ứng đối với một số người gây ra tình trạng nổi mề đay.
- Do côn trùng cắn: Khi bị những côn trùng như ong, rết,... cắn , bạn cũng có thể bị mề đay.
- Do dị ứng mỹ phẩm: Thường xuyên sử dụng mỹ phẩm hàng giả, hàng kém chất lượng cũng là một trong những nguyên nhân gây nổi mề đay ở da.
- Do di truyền: Bệnh mề đay xuất hiện là do yếu tố di truyền nữa nhé, nếu trong gia đình có người mắc bệnh thì tỷ lệ thế hệ sau bị bệnh thường cao gấp 2 lần so với người bình thường.

 

Dấu hiệu nổi mề đay

Những dấu hiệu nổi mề đay có thể xuất hiện như:

- Nổi mẩn đỏ: Đây là triệu chứng đầu tiên của bệnh, khi mắc bệnh những mẩn đỏ sẽ xuất hiện tại nhiều vị trí trên cơ thể
- Ngứa ngáy khó chịu: Khi mắc bệnh tại khu vực nổi mề đay sẽ xuất hiện nhiều mẫn đỏ gây  ngứa rất khó chịu.
- Khó thở: Là một dấu hiệu của bệnh mề đay nặng, khi mề đay xuất hiện tại thanh quản sẽ cản trở không khí lưu thông, khiến cổ họng bị ngứa và gây khó thở.
- Ngoài ra một số người còn xuất hiện một số dấu hiệu như: mụn nước, da bong tróc, phù mí mắt, phù môi, mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn…

 

Cách điều trị nổi mề đay

Triệu chứng ngứa ngày, khó chịu của bệnh nổi mề đay rất khó chịu, vì vậy chúng ta phải tìm ra những phương pháp điều trị sao cho hiệu quả nhất, như sau:

- Nên chườm lạnh lên vùng da bị nổi mề đay giúp làm mát da và đỡ ngứa ngáy, bớt khó chịu. Chườm nhiều lần trong ngày, một lần khoảng 10 phút.
- Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể, tăng cường vitamin C vì rất có lợi cho hệ miễn dịch.  
- Nếu bạn nổi mề đay do dị ứng thức ăn thì bạn cần chú ý hơn trong khâu ăn uống, tuyệt đối không ăn những thực phẩm mà bạn bị dị ứng.
- Bôi bột yến mạch lên cơ thể và ngân khoảng từ 10 - 15 phút cũng là cách trị bệnh mề đay rất hiệu quả, giúp bạn giảm ngứa và làm đẹp da hơn.
- Người bệnh cần vệ sinh da sạch sẽ, giữ ấm cơ thể khi thay đổi thời tiết và hạn chế gãi tránh nhiễm trùng

 

Ngoài ra, bạn cũng có thể trị bệnh mề đay bằng các phương pháp dân gian như

Tắm lá khế: Cách sử dụng khá đơn giản nhưng rất hiệu quả, bạn dùng lá khế rửa sạch, nấu làm nước tắm hằng ngày hoặc cũng có thể nấu cô đặc để uống. Kiên trì áp dụng một thời gian, vị trí sưng đỏ, cảm giác ngứa ngáy sẽ thuyên giảm.

Uống nước gừng: Đây cũng là phương pháp chữa mề đay hữu hiệu. Bạn dùng 1 củ gừng rửa sạch, gọt vỏ sau đó thái thành sợi nhỏ. Tiếp theo bạn thêm giấm, đường phèn và nước đun ở lửa nhỏ cho tới khi cô đặc lại còn ½ bát nước thì bắc ra. Chắt lấy nước và uống ngay khi còn ấm sẽ hiệu quả hơn.

Bôi hỗn hợp lá kinh giới: Bạn sử dụng 1 nắm lá kinh giới dã nát hoặc cho vào máy xay sinh tố xay mịn với 1 chút nước, sau đó chắt lấy nước và bôi lên vùng da bị ngứa sẽ giúp thuyên giảm triệu chứng nhanh chóng.

 

III. Những cách phòng tránh các bệnh ngoài da hiệu quả

Các bệnh về da và cách phòng chống, là kiến thức cơ bản mà chúng ta cần phải biết để bảo vệ làn da của mình. Chinh vì thế cần phải có những biện pháp phòng chống mạnh và mang lại hiệu quả cao như sau:

1. Giữ vệ sinh cá nhân, môi trường sống sạch sẽ

Để phòng tránh các bệnh ngoài da hiệu quả nhất, điều đầu tiên các bạn cần làm đó là giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tắm gội hằng ngày, thường xuyên rửa tay để loại bỏ những vi khuẩn có thể xâm nhập vào da và cơ thể. Khi tắm rửa nên sử dụng những loại dầu gội có chất tẩy nhẹ nhàng.

 

Thường xuyên dọn dẹp, tạo những thói quen tốt như vứt rác đúng chỗ, tiểu, đại tiện đúng nơi quy định,... đảm bảo không gian sống thoáng mát, sạch sẽ và không khí trong lành.

Quan tâm đến nguồn nước sinh hoạt hằng ngày, phải sử dụng nước sạch để tắm, không tắm nước ở ao hồ, sông suối vì chứa rất nhiều vi khuẩn. 

2. Hạn chế sử dụng mỹ phẩm

Làn da là bộ phận nhạy cảm nhất của cơ thể con người, đặc biệt là da mặt. Da mặt rất dễ bị dị ứng, vì vậy nếu chúng ta sử dụng mỹ phẩm mà không quan tâm đến nguồn gốc, xuất xứ thì sẽ có thể mua phải những hàng giả, hàng kém chất lượng gây ra viêm da, nám da, nguy hiểm hơn là ung thư. 

Ngoài ra, các loại thuốc nhuộm tóc, thuốc sơn móng tay cũng là những hợp chất khá độc hại  dễ gây dị ứng, viêm da đầu.

3. Không dùng chung đồ đạc cá nhân

Hạn chế dùng chung đồ đạc cá nhân như áo quần, tuyệt đối không dùng chung khăn mặt hay khăn tắm vì những vật dụng này rất dễ gây ra những bệnh về da. 

Mặc quần áo sạch sẽ, nên phơi quần áo ở những nơi có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp để tiêu diệt vi khuẩn một cách triệt để nhất. Bảo quản quần áo, các vật dụng cá nhân ở nơi sạch sẽ thoáng mát, tránh tình trạng ẩm mốc,...

4. Chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng

Chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng là yếu tố không thể thiếu cho bất kỳ một căn bệnh nào. Cơ thể đủ chất sẽ tăng sức đề kháng giúp phòng ngừa các loại bệnh rất hiệu quả trong đó có các bệnh ngoài da. Hạn chế sử dụng các chất kích thích như cà phê, trà, thuốc lá, rượu, bia, ... 

Nếu cơ thể bị dị ứng với các loại hải sản như cua, tôm, mực hay những thực phẩm khác như trứng, sữa, ... thì không nên ăn. Tốt nhất nên nạp vào cơ thể các loại thực phẩm nhiều vitamin C để tăng sức đề kháng. Ăn nhiều rau xanh, trái cây, thức ăn giàu canxi như đậu nành, cá hồi…

5. Chọn quần áo phù hợp

Nên lựa chọn những loại vải co giản, thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi để mặc, nhất là các em bé. Hạn chế mặc áo quần quá chật sẽ làm cơ thể khó chịu, bức bí gây ra những bệnh ngoài da, đặc biệt vào mù hè hay những ngày nắng nóng.

6. Bổ sung nước thường xuyên

Nước là một trong những thành phần không thể thiếu đối với cơ thể, vì vậy bạn cần cung cấp đủ lượng nước mỗi ngày đúng cách để làn da luôn được tươi trẻ và cơ thể luôn khỏe mạnh.

 

Copyright 2020 Design by i-web.vn

Online: 3 | Ngày: 122 | Tháng: 5250 | Tổng: 630944